Sự phát triển tổng quan của thai nhi có thể được đánh giá thông qua cân nặng. Từ đây, mẹ bầu có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sao cho hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé yêu. Để có những con số chi tiết và chính xác nhất về mốc cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi, mẹ bầu không nên bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Theo dõi cân nặng của thai nhi mang lại những lợi ích gì?
Việc theo dõi mốc cân nặng của thai nhi là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá sự phát triển của bé theo từng tuần tuổi. Nếu thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân, việc xem xét và điều chỉnh từ sớm sẽ giúp nhanh chóng đạt được cân nặng tiêu chuẩn.
Đối với trường hợp thai nhi thừa cân, điều này có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Ngoài ra, em bé còn có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Thường thì các trường hợp thai nhi thừa cân sẽ phải đẻ mổ thay vì sinh thường.
Ngược lại, thai nhi thiếu cân là khi cân nặng của em bé ở mức dưới tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân có thể do mẹ chưa nạp đủ dinh dưỡng hoặc do những vấn đề về dây rốn, bánh rau khiến thai nhi không thể hấp thụ đủ dinh dưỡng từ mẹ. Nếu thai nhi quá nhẹ cân, trẻ có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc các bệnh về phổi và có sức đề kháng yếu hơn khi sinh ra. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ sau này.
Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý quan tâm đến cân nặng của thai nhi để tránh những biến chứng không mong muốn.
>> Xem thêm:
Cách đo chiều dài và cân nặng chuẩn thai nhi hiện nay
Mỗi thai nhi có tốc độ phát triển riêng, do đó cân nặng và chiều dài của thai nhi cũng sẽ khác nhau. Trung bình, khi đủ tháng, cân nặng của thai nhi khoảng 3,5kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2cm. Dựa vào chiều dài và cân nặng của bé, ta có thể đánh giá xem thai nhi của bạn có phát triển tốt và đồng đều không.
Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp đo khác nhau tùy theo thời điểm:
- Trong tam cá nguyệt I, bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đầu đến mông (CRL – chiều dài đầu mông). Do thai nhi còn rất nhỏ ở giai đoạn này, bác sĩ không thể xác định trọng lượng chính xác.
- Trong tam cá nguyệt II, bác sĩ không đo CRL như trong tam cá nguyệt I nữa. Thay vào đó, bác sĩ sẽ đo đường kính đỉnh đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi. Việc này giúp bác sĩ ước tính được trọng lượng của thai nhi.
- Trong tam cá nguyệt III, bác sĩ vẫn sử dụng các thông số trên và có thêm một số thông số khác để tính toán trọng lượng của bé. Từ tuần thứ 32 trở đi, cân nặng của bé sẽ phát triển nhanh chóng, những đặc điểm của bé cũng sẽ rõ ràng hơn và đang hoàn thiện.
Qua việc theo dõi các thông số này, bác sĩ sẽ đánh giá sự phát triển của thai nhi và đưa ra các biện pháp điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho bé.
Tham khảo mốc cân nặng thai nhi theo tuần đạt chuẩn WHO
Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn của thai nhi do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp. Bạn có thể sử dụng để so sánh với các chỉ số của thai nhi để biết được em bé có phát triển khỏe mạnh hay không. Nếu cân nặng của bé nhỏ hơn hoặc lớn hơn trong bảng, đừng quá lo lắng vì đó chỉ là con số trung bình. Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra thêm.
Một số gợi ý giúp thai nhi phát triển đạt chuẩn
Sức khỏe và cân nặng của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai có mối liên hệ quan trọng với cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi. Do đó, mẹ bầu cần theo dõi và so sánh với bảng cân nặng thai nhi theo tuần để điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp.
Áp dụng chế độ ăn uống chuẩn của mẹ bầu
Theo các nghiên cứu, cân nặng của mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng của mình, không để tăng cân quá nhiều cũng như không để thiếu cân. Mức tăng cân an toàn và tiêu chuẩn cho một bà bầu bình thường là từ 10-12 kg trong suốt thai kỳ, và có thể tăng từ 16-20 kg trong trường hợp mang đa thai. Tuy nhiên, việc tăng cân cần được phân bố đều trong suốt thai kỳ và tránh tăng cân quá nhanh để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Ví dụ, trong 3 tháng đầu, mức tăng cân nặng tiêu chuẩn của mẹ bầu là khoảng 1,5-2 kg. Nếu thai nhi được bác sĩ cho là có cân nặng nhẹ, thiếu cân, mẹ bầu có thể điều chỉnh chế độ ăn uống để bổ sung dinh dưỡng, nhưng vẫn giữ mức tăng cân khoảng 2-2,5 kg. Trong trường hợp thai nhi có xu hướng thừa cân, mẹ nên duy trì cân nặng hiện tại hoặc không tăng quá 1 kg.
Trong 3 tháng tiếp theo, trung bình mỗi tuần mẹ bầu có thể tăng khoảng 0,5 kg. Nếu thai nhi có nguy cơ thừa cân, mẹ cần điều chỉnh và chỉ tăng khoảng 2-3 lạng mỗi tuần.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp mốc cân nặng thai nhi đạt chuẩn
Ngoài ra, mẹ bầu cần đảm bảo uống đủ nước, vì nước có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi chất và giao tiếp giữa mẹ và thai nhi. Nước cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Vận động và nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ bầu cần duy trì sự cân bằng giữa hoạt động vận động và nghỉ ngơi. Không nên thực hiện những hoạt động vận động quá mạnh hoặc làm việc quá sức, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và mang theo nhiều nguy cơ tiềm tàng. Đồng thời, cần có đủ thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thể tự điều chỉnh và cân bằng các hoạt động trao đổi hàng ngày. Điều này đảm bảo sức khỏe tốt không chỉ cho mẹ mà còn cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Duy trì tinh thần thoải mái
Sự thoải mái và niềm vui luôn mang lại nhiều lợi ích tích cực, bao gồm cả sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy nếu tinh thần mẹ bầu suy sụp có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Vì vậy, hãy tìm cách tạo ra sự thoải mái thông qua các hoạt động yêu thích và sở thích cá nhân, thực hiện những bài tập yoga nhẹ nhàng…
Trên đây là thông tin chia sẻ về mốc cân nặng thai nhi đạt chuẩn và giải đáp các thắc mắc liên quan. Hy vọng rằng mẹ bầu đã có đủ thông tin để trải qua thai kỳ một cách khỏe mạnh và an toàn.