More

    Kinh nghiệm đi Trekking Tà Năng Phan Dũng

    SAMANAH DURANhttps://babybloomberg.com/webstories/
    Samanah Duran, người được vinh danh trong danh sách Forbes 30 dưới 30, là một doanh nhân người Anh và một cá nhân truyền thông với sự nhấn mạnh mạnh mẽ về việc truyền cảm hứng cho mỗi cá nhân.

    Tất tần tật kinh nghiệm đi trekking Tà Năng giúp những trekker có một chuyến đi thật trọn vẹn. Người ta vẫn thường bảo nhau, chỉ khi ta cố gắng hết mình “mò mẫm” những vùng đất xa lạ, ta mới có thể khám phá hết được nghị lực của chính mình phi thường đến mức nào. Đây cũng chính là ý nghĩa của chuyến đi trekking tại Tà Năng, nơi được mệnh danh là một trong những cung đường đẹp nhất Việt Nam được nhiều trekker, hiker, porter… say mê. Vậy, cần chuẩn bị gì khi đi trekking Tà Năng? Tìm hiểu ngay thông tin bên dưới đây của Babybloomberg.com.

    1. Giới thiệu về Tà Năng Phan Dũng – Địa điểm được các trekker yêu thích

    Nếu bạn là một trekker thì chắc hẳn Tà Năng là cái tên cực kỳ quen thuộc bởi nơi đây được biết đến là cung đường tuyệt đẹp nối giữa các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cung đường này sở hữu những đồi cỏ xanh mướt trải dài trập trùng. Nơi đây có độ cao trung bình ~ 1200m so với mực nước biển, không khí tương đối mát mẻ, dễ chịu, chiều và đêm xuống không khí se se lạnh. 

    Tà Năng – Phan Dũng là cung đường đi qua 3 tỉnh gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng chiều dài lên đến 55 km, thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Kalon Sông Mao. Địa hình bìa rừng Tà Năng khá bằng phẳng, nhiều cây bụi, đồng cỏ tươi xanh. Di chuyển hết bìa rừng sẽ là đồi núi trập trùng, bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với nét đẹp hoang sơ lay động lòng người. 

    READ MORE  Cân nặng thai nhi tuần 20 và những điều mẹ bầu cần biết

    Thông tin tổng quát về Tà Năng – Phan Dũng:

    • Vị trí: Đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận
    • Quãng đường: khoảng 55km
    • Độ cao so với mực nước biển: khoảng 1200m
    • Tọa độ: – 11°30’43.8”N 108°33’44.3”E.
    • Địa hình: Bìa rừng khá phẳng, đồi núi thì dốc
    • Phù hợp với các hoạt động: Trekking, Hiking, Trail Running, Camping
    • Số lượng người tham gia trekking: Từ 5 – 20 người
    • Thời gian đi Trekking: 34km – 2 ngày 1 đêm ở đồi Lĩnh và 55km – 3 ngày 2 đêm Tà Năng – Phan Dũng

    2. Tất tần tật kinh nghiệm đi trekking Tà Năng Phan Dũng

    Đi trekking Tà Năng Phan Dũng thu hút nhiều bạn trẻ tham gia nhưng đây cũng là quãng đường nguy hiểm cần sức khỏe, sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm đi trekking tại Tà Năng mà các trekker cần lưu ý.

    2.1 Chuẩn bị thật đầy đủ cho chuyến đi 

    Trekking Tà Năng cần chuẩn bị gì? Trước khi đi trekking Tà Năng hay bất cứ địa điểm nào, các trekker nên chuẩn bị thật kỹ những vật dụng cần thiết như trang phục, giày, balo, thuốc, dụng cụ sinh tồn, thức ăn, nước uống… Chúng sẽ giúp cho bạn có một chuyến đi đầy đủ, hoàn hảo hơn cũng như an toàn hơn.

    2.2 Luôn có người dẫn đoàn

    Nếu Tà Năng được mệnh danh là cung đường trekking tuyệt đẹp thì đây cũng được biết đến là quãng đường dài rình rập nhiều nguy hiểm. Vì vậy, các bạn đi Trekking Tà Năng nhất phải có Porter (người dẫn đường). Bởi vì có nhiều trường hợp thạo đường, thiếu kinh nghiệm dẫn đến những trường hợp không mong muốn xảy ra  

    Vậy nên, để đảm bảo an toàn cho chuyến đi, bạn vừa chuẩn bị thật đầy đủ cho chuyến đi vừa thuê 1 Porter có kinh nghiệm và ưu tiên người địa phương vì họ là người thông thuộc địa hình nơi đây hơn bất kỳ ai hết. 

    Tuyến đường Tà Năng – Phan Dũng được mệnh danh là cung trekking đẹp nhất Việt Nam. Tuy nhiên, cung đường cũng rất nguy hiểm nếu chúng ta tự ý di chuyển, không có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ người dẫn đoàn. 

    READ MORE  5 dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần ít người biết

    2.3 Luôn có phương án để ứng phó sự thay đổi của thời tiết

    Tà Năng – Phan Dũng có 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô tương ứng với 2 tên gọi quen thuộc mà các trekking vẫn hay nghe là mùa cỏ xanh và mùa cỏ cháy. 

    Mùa cỏ xanh cỏ xanh bắt đầu từ tháng 8 – tháng 2 hằng năm, không khí mát mẻ, trong lành và đây cũng là mùa đẹp nhất trong năm. Tuy nhiên, mùa này cũng có thời tiết thất thường, có thể sáng nắng gắt nhưng chỉ đến đầu giờ chiều là có mưa lớn khiến đường đi trơn trượt, nước suối dâng cao. Vậy nên kinh nghiệm đi trekking Tà Năng thời điểm này là các bạn phải cẩn thận khi leo dốc, xuống dốc khi trời mưa và chuẩn bị những vật dụng để ứng phó với thời tiết này như áo mưa, ủng, áo khoác giữ nhiệt…

    Mùa cỏ cháy ở Tà Năng bắt đầu từ tháng 3 – tháng 6 hằng năm, không khí oi bức khiến mọi cảnh vật trên mọi nẻo đường đều ngả vàng. Tuy nhiên, khi hoàng hôn buông xuống thì mọi cảnh vật nơi đây trở nên thật thơ mộng và hữu tình. Kinh nghiệm đi trekking Tà Năng mùa này là bận cần chuẩn bị nhiều nước uống hơn, chọn những trang phục mát mẻ, thấm hút mồ hôi tốt để có thể chống chịu được thời tiết có phần hơi “khó chịu” này.

    Ngoài ra, đi trekking tại cung đường đẹp nhất này, bạn sẽ di chuyển qua nhiều địa phận các tỉnh nối liền nên khí hậu và thời tiết sẽ có sự chênh lệch nhất định. Vì vậy, trong suốt hành trình của chuyến đi bạn cần chuẩn bị những vật dụng chuyên biệt sẵn sàng ứng phó lại sự thay đổi của thời tiết.

    2.4 Bám sát đồng đội, không tách đoàn

    Điều lưu ý quan trọng khi đi trekking dù là ở địa điểm nào thì các hội nhóm, đoàn thể không nên đi quá đông. Các thành viên khi di chuyển cần phải bám sát nhau, tránh việc tách đoàn tự khám phá. Nhiều phượt thủ kinh nghiệm dày dặn trong giới trekking cũng đã lên tiếng cảnh báo việc đi tách đoàn rất nguy hiểm và bất lợi cho người tự ý tách đoàn cũng như ảnh hưởng đến chuyến đi của cả nhóm. 

    READ MORE  Sờ bụng thế nào biết có thai? Chia sẻ kinh nghiệm của các mẹ đi trước

    2.5 Trang bị kỹ năng sinh tồn

    Kinh nghiệm đi trekking để an toàn nhất là bản thân mỗi phượt thủ cần trang bị cho mình kỹ năng sinh tồn như dựng lều, nấu ăn, cấp cứu với dụng cụ y tế, nhóm lửa… Bạn không nên phụ thuộc vào người khác quá nhiều.

    2.6 Không đi trekking vào ban đêm

    Một lưu ý rất quan trọng khi đi trekking Tà Năng là chúng ta không nên di chuyển vào ban đêm. Di chuyển vào ban đêm có nguy cơ bạn và cả đoàn sẽ gặp những sinh vật trong rừng và bị tấn công, dễ bị lạc, mất sức, địa hình hiểm trở dễ gặp sự cố…

    2.7 Không cắm trại gần suối

    Kinh nghiệm đi trekking ở Tà Năng là bạn không nên cắm trại qua đêm ở gần khu vực sông hồ, suối. Nhiều người sẽ cho rằng cắm trại ở đây sẽ rất tiện bởi nó gần khu vực có nước, dễ sinh hoạt, nấu ăn, thời tiết mát mẻ… Tuy nhiên, vào những tháng xuất hiện mưa nhiều, lũ xuất hiện thì sẽ rất nguy hiểm. Cơn lũ đi qua và cuốn trôi tất cả chỉ trong tích tắc.

    Vì vậy, bạn chỉ nên cắm trại trên đỉnh đồi để đảm bảo an toàn nhất, hơn nữa khi thức giấc bạn còn được ngắm nhìn bình minh, những giọt sương còn long lanh đọng lên trên những chiếc lá ban mai. 

    Với những kinh nghiệm đi trekking của Baby Bloomberg chia sẻ này sẽ giúp cho hành trình đến Tà Năng – Phan Dũng thật hoàn hảo nhất. Nếu bạn cũng yêu thích và muốn khám phá cung đường tuyệt đẹp này thì đừng ngần ngại gì nữa, hãy “xách ba lô lên và đi” trải nghiệm ngay nhé!

    5/5 - (2 bình chọn)

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    More Recipes Like This