Hướng dẫn cách tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh chính xác

61

Đường kính lưỡng đỉnh là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Thông qua đo lường này, mẹ có thể ước tính trọng lượng, kích thước và tuổi thai của bé. Trong bài viết dưới đây, các bạn có thể tham khảo cách tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh để biết được dự kiến ngày sinh cho bé nhà mình.

Đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số gì và đo khi nào?

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) hoặc chu vi đầu là đường kính cắt ngang của hộp sọ của thai nhi, được tính bắt đầu từ phần trán đến phía sau gáy. Trong quá trình siêu âm, chỉ số này được sử dụng để ước lượng cân nặng, tuổi thai và đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Đo đường kính lưỡng đỉnh được thực hiện khi siêu âm
Đo đường kính lưỡng đỉnh được thực hiện khi siêu âm

Đường kính lưỡng đỉnh có thể được đo và cho kết quả chính xác nhất từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau tuần thứ 20, độ chính xác của chỉ số này giảm và có thể gây sai lệch lên đến 3 tuần. Do đó, các mẹ cần lựa chọn đúng thời điểm siêu âm thai và tính toán tuần thai một cách chính xác.

Đường kính lưỡng đỉnh của bé bình thường là bao nhiêu?

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) trung bình của thai nhi từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 40 của thai kỳ dao động trong khoảng 88-100mm. Trong đó, giá trị trung bình khoảng 94mm.

Nếu chỉ số BPD nhỏ hơn mức bình thường, đây có thể là cảnh báo cho thấy thai nhi đang phát triển chậm hơn hoặc phần đầu của thai nhi có hình dạng phẳng hơn so với trường hợp bình thường. Ngược lại, nếu BPD quá lớn, điều này có thể cho thấy thai nhi có phần đầu lớn. Từ đây có thể gây khó khăn trong quá trình sinh thường, đặc biệt đối với những người mẹ lần đầu. 

Nếu thai nhi có BPD lớn cùng với các chỉ số khác vượt quá mức bình thường, đây cũng có thể là kết quả của tiểu đường thai kỳ của mẹ. Trong trường hợp thai quá lớn, bác sĩ thường sẽ khuyến khích mẹ sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Nếu chỉ số BPD của thai nhi không nằm trong mức chuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ thực hiện siêu âm lại hoặc tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra sâu hơn (thường là xét nghiệm chọc ối kiểm tra DNA) để đảm bảo sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, ngoài đường kính lưỡng đỉnh, bác sĩ sẽ kết hợp với các chỉ số khác như chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi vòng đầu và các thông số khác để đánh giá mức độ phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của não bộ một cách chính xác.

>>Xem thêm:

Hướng dẫn cách tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh

Khi chiều dài đầu mông (CRL) đạt giá trị ≥ 84mm, việc xác định tuổi thai không còn chính xác. Thay vào đó, người ta sử dụng đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất đến 28 tuần tuổi để đo và ước tính tuổi thai.

Cách tính tuổi thai qua đường kính lưỡng đỉnh khá chính xác
Cách tính tuổi thai qua đường kính lưỡng đỉnh khá chính xác

Đường kính lưỡng đỉnh là số đo lớn nhất từ trán ra gáy của thai nhi, được đo qua siêu âm. Dưới đây là công thức tính tuổi thai dựa trên đường kính lưỡng đỉnh:

  • Khi BPD = 2x, tuổi thai = 2×4 + 5
  • Khi BPD = 3x, tuổi thai = 4×3 + 3
  • Khi BPD = 4x, tuổi thai = 2×4 + 2
  • Khi BPD = 5x, tuổi thai = 4×1 + 1
  • Khi BPD = (6-9x), tuổi thai = 4x(6-9)

Các công thức cách tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh trên được áp dụng để ước tính tuổi thai dựa trên đường kính lưỡng đỉnh trong thời gian từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất đến 28 tuần tuổi.

Một số lưu ý để thai nhi chỉ số BPD đạt chuẩn

Đa số mẹ bầu thường quan tâm đến cách đạt được chỉ số BPD lý tưởng cho thai nhi. Để đạt được điều này, mẹ bầu cần lưu ý một số yếu tố, bao gồm chế độ dinh dưỡng và hoạt động vận động hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp giúp duy trì chỉ số BPD đạt mức chuẩn, mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Chế độ dinh dưỡng cân đối: Đảm bảo cung cấp đủ chất đạm, chất béo, vitamin và chất đường bột trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bổ sung sắt, canxi và kẽm để đảm bảo thai nhi nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.
  • Vận động nhẹ nhàng: Tăng cường hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập thể dục dành cho phụ nữ mang bầu. Điều này giúp cải thiện tuần hoàn máu cho cả mẹ và thai nhi.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Bên cạnh việc vận động, cần chú ý nghỉ ngơi đủ giấc và giảm tình trạng căng thẳng và stress.
  • Thăm khám theo lịch: Mẹ bầu hãy tiêm phòng và uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đề phòng nguy cơ nhiễm khuẩn khi sinh. Bạn cũng cần thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ theo lịch do bác sĩ chỉ định để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Điều này cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường nếu có.
Mẹ bầu cần chú ý thăm khám định kỳ
Mẹ bầu cần chú ý thăm khám định kỳ

Trên đây là hướng dẫn cách tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh mà các mẹ bầu có thể tham khảo. Để đạt mức chuẩn cho thai nhi đòi hỏi mẹ bầu tuân thủ chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý. Đồng thời, việc thường xuyên thăm khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là điều cần thiết nên đừng bỏ qua bạn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)