Đi leo núi nên mang đồ ăn gì hay ăn gì khi leo núi luôn là vấn đề muôn thuở của các tín đồ du lịch. Đi leo núi nên có một thực đơn leo núi dinh dưỡng, no lâu lại nhỏ gọn phù hợp cho chuyến đi. Cùng Baby Bloomberg tìm hiểu những tiêu chí lựa chọn đồ ăn cùng những gợi ý món ăn được các phượt thủ yêu thích khi leo núi nhé!
1. Tiêu chí lựa chọn đồ ăn khi leo núi
Đi leo núi nên chọn đồ ăn đảm bảo các tiêu chí đảm bảo năng lượng, nhỏ gọn, dễ mang. Ngoài ra bạn cần mang thêm nhiều đồ ăn so với dự định để phòng các trường hợp xấu có thể xảy ra.
1.1 Giữ năng lượng và tiếp sức
Đi leo núi nên mang đồ ăn gì? Bạn nên mang theo những thực phẩm giúp giữ năng lượng tốt nhất giúp cơ thể vượt qua cơn đói, tiếp sức cho chặng đường dài. Hơn nữa, nếu bạn đang chinh phục những ngọn núi cao thì cần hạn chế tránh các loại thực phẩm chứa nhiều protein, carbohydrate và đường. Lúc này, cơ thể bạn sẽ tập trung vào việc cung cấp máu và oxy cho các cơ quan quan trọng, vì vậy việc tiêu hóa được hạn chế. Bạn cần tránh các loại. Khi càng leo cao, việc nấu nướng cũng khó hơn do không khí loãng và rất khó tạo lửa.
1.2 Nhỏ gọn và dễ mang
Việc leo núi vốn đã khó khăn và bạn chỉ có 1 chiếc balo để bổ sung trang phục, giày dép, thực phẩm, nước uống, dụng cụ y tế… Vì vậy, để đảm bảo chiếc balo có thể chứa đủ đồ cần thiết cho hành trình leo núi, bạn nên ưu tiên đồ ăn leo núi nhỏ gọn, đủ chất dinh dưỡng. Đồ hộp, bánh mì, lương khô… dễ dàng mang theo mà không chiếm quá nhiều diện tích.
Bên cạnh đó, bạn nên thêm các dụng cụ tạo lửa nhỏ gọn vào balo như một chiếc khò hay bật lửa để dễ dàng nấu chín thức ăn trên đường đi.
1.3 Nên dự phòng nhiều đồ ăn
Bạn nên mang dư thêm số lượng đồ ăn cần thiết để phòng tránh trường hợp xấu như bị lạc, gặp chấn thương… Nếu mang dư thêm thực phẩm, không cần phải lo vì có thể những người đồng hành sẽ vui vẻ mà giải quyết nốt cho bạn. Vì vậy, hãy sáng suốt lựa chọn đồ ăn càng nhỏ gọn và đủ dinh dưỡng sẽ càng giúp hành lý của bạn nhẹ nhàng hơn.
Ngoài những tiêu chí lựa đồ ăn dành cho dân phượt thì bạn cần ghi nhớ hãy cố gắng ăn nhẹ ít nhất 1 lần/ giờ để bổ sung đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể.
2. Vậy, đi leo núi nên mang đồ ăn gì?
Đi leo núi nên mang đồ ăn gì còn phụ thuộc vào thời gian của chuyến đi và độ cao của ngọn núi mà các bạn định leo. Ở những ngọn núi lớn, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chứa quá nhiều protein, carbohydrate và đường vì cơ thể cần tập trung vào việc cung cấp máu và oxy cho các cơ quan quan trọng.
2.1 Nước uống
Nước uống không thể thiếu trong mọi chuyến đi bởi vì cơ thể chúng ta lúc nào cũng cần nước và nhất là khi hoạt động mất sức như leo núi. Khi leo núi, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ nước để có thể bổ sung chất khoáng, chống mệt mỏi và lấy lại tinh thần trên hành trình dài.
Bạn cũng nên chuẩn bị thêm nước đóng chai thông thường, nước điện giải, nước khoáng hoặc ít nước ngọt có gas…
2.2 Đồ ăn nhẹ
Nếu được hỏi “Đi leo núi nên mang đồ ăn gì?”, chắc hẳn bạn nghĩ ngay đến các loại thức ăn nhẹ vì chúng vừa giúp no, tái tạo năng lượng và lại bảo quản được lâu hơn. Một số loại đồ ăn nhẹ bạn nên mang theo khi leo núi như.
– Các loại bánh quy, bánh gạo, bánh mì… có thể ăn khi dừng chân nghỉ giúp lấy lại sức lực để tiếp tục di chuyển.
– Các loại kẹo giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng khi cảm thấy đói. Các loại kẹo bạc hà hoặc kẹo cao su giúp cơ thể tỉnh táo hơn. Ngậm kẹo gừng khi leo núi vào mùa đông sẽ giúp cơ thể ấm hơn.
– Chocolate để bổ sung năng lượng, mang lại cảm giác no lâu. Nếu leo núi vào những ngày thời tiết lạnh thì sôcôla còn giúp giữ ấm cho cơ thể bạn.
– Hoa quả đã chế biến sẵn giúp cấp nước, giải khát và giải nhiệt, bổ sung vitamin C, năng lượng cho cơ thể…
2.3 Bánh mì kẹp
Bánh mì kẹp vừa nhỏ gọn, dễ mang lại đầy đủ dinh dưỡng với chất đạm, chất béo giúp bạn no nhanh. Hơn nữa, bạn có thể thay đổi bánh mì kẹp với nhiều đồ ăn kèm khác nhau để không bị ngán trong các hành trình leo núi dài. Trước khi đi leo núi, bạn nên chuẩn bị sẵn các loại bánh mì kẹp cùng với dăm bông, thịt nguội, xúc xích… sau đó bọc sẵn trong màng bọc thực phẩm hay giấy bạc để bảo quản lâu hơn.
2.3 Mì ăn liền
Mì ăn liền luôn là lựa chọn của những người hay đi leo núi vì thực phẩm này vừa ngon, chế biến nhanh. Nếu bạn e ngại mì ăn liền không giúp bạn no lâu hoặc không đầy đủ dinh dưỡng, bạn có thể ăn kèm với các loại pasta hay pad thái.
2.4 Cơm
Đi leo núi nên mang đồ ăn gì? Bạn không thể bỏ qua cơm nắm. Nếu đi leo núi dài ngày, bạn chuẩn bị theo nồi để nấu cơm, tuy nhiên bạn có thể mang sẵn cơm nắm kẹp cùng trứng hoặc các loại thịt bên trong để ăn khi dừng chân. Khi đoàn leo núi quyết định dừng chân để nghỉ gnoiw, nấu ăn, bạn có thể chuẩn bị sẵn các loại đồ ăn khô có thể ăn kèm với cơm như vừng, lá rong biển khô hoặc trứng luộc…
2.5 Thịt nướng
Ăn gì khi leo núi vừa ngon, đầy đủ dinh dưỡng và có một bữa tối quây quần bên nhau? Menu không thể thiếu đó chính là các loại thịt nướng hấp dẫn. Để có món thịt nướng nóng hổi, thơm ngon, bạn nên chuẩn bị sẵn phần thịt ướp từ trước và bọc trong giấy bạc để bảo quản. Khi cả đoàn leo núi bắt đầu hạ trại thì đem xiên nướng, vậy là đã có một bữa ăn ngon lành và bổ dưỡng. Bên cạnh thịt nướng, bạn có thể làm món cá nướng hoặc các loại thịt viên để bữa ăn thêm dinh dưỡng hơn.
2.6 Rau củ quả, trái cây
Ngoài các loại thịt, cá bổ sung năng lượng thì rau củ và trái cây rất quan trọng trong thực đơn đi leo núi. Bạn nên chuẩn bị các loại rau củ chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang để bổ sung năng lượng cho cơ thể và chống đói. Hạn chế ăn trái cây sấy khô, vì sẽ cần nước cho quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Bạn nên chọn các loại trái cây tươi ngon, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh các loại trái cây đã hỏng.
Như vậy, câu trả lời “Đi leo núi nên mang đồ ăn gì” hay “ăn gì khi leo núi” đã có ngay ở bài viết trên. Ngoài bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, nhiều năng lượng, bạn cũng đừng quên trang bị cho mình những vật dụng chuyên dụng khi đi leo núi nhé để có một chuyến đi an toàn.