Hướng dẫn cách leo núi không mệt

7

Đi leo núi là hoạt động được nhiều người yêu thích khi có thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, nhiều người cũng rất e ngại vì chuyến đi này đôi khi sẽ “hành xác” chúng ta về thể lực. Vậy có cách leo núi không mệt không? Trong khi nhiều người có thể chinh phục hết con dốc này đến ngọn núi khác mà không chút mệt mỏi. Hãy áp dụng những mẹo nhỏ này, chúng sẽ giúp chuyến đi của bạn nhẹ nhàng, thoải mái hơn dưới ánh mặt trời và thưởng thức không khí của thiên nhiên hoang dã. 

1. Chọn cung đường phù hợp

Cách leo núi không mệt dành cho những người mới bắt đầu là nên lựa chọn cung đường phù hợp với kinh nghiệm, sức bền của bản thân. Khi mới bắt đầu tham gia bạn nên ưu tiên chọn những hành trình leo núi ngắn để đảm bảo thể lực và làm quen với địa hình. 

2. Chọn thời gian leo núi phù hợp

Cách leo núi không mệt tiếp theo là bạn nên chọn thời gian leo núi phù hợp. Vậy, nên đi leo núi khi nào? Ở Việt Nam, khí hậu có sự phân hóa theo mùa và thời gian thích hợp cho chuyến leo núi là mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lúc này trời không quá lạnh hoặc quá nóng. 

Nếu tham gia leo núi vào thời điểm trời nắng nóng gắt, bạn sẽ dễ bị say nắng, ra mồ hôi nhanh, mất sức và hạ huyết áp… Bạn cũng nên tránh thời điểm mưa nhiều vì địa hình trơn trượt, khó di chuyển và có thể kèm theo giông, lũ rất nguy hiểm. 

3. Chuẩn bị giày leo núi chuyên dụng

Đi leo núi cần mang những gì? Ngoài trang phục, thức ăn, bạn không nên “ngó lơ” giày đi leo núi. Bạn nên chọn giày leo núi chuyên biệt để đảm bảo an toàn và không mệt cho chuyến đi. Bạn có thể chọn một đôi giày chống thấm nước cho địa hình ẩm ướt, lội suốt nhiều, đôi giày thoát nước với địa hình nhiều suối, giày cổ thấp thì sẽ linh động cổ chân, giày cổ lửng, cổ cao giúp chế nguy cơ chấn thương cổ chân phù hợp với địa hình gồ ghề.

Đối với tất thì bạn cần chọn một đôi tất có cổ tất cao hơn cổ giày. Đặc biệt đối với những địa hình nhiều vắt thì một đôi tất dày và cao sẽ rất hợp lý.

4. Có thể lực thật tốt

Leo núi đồng nghĩa bạn phải di chuyển qua những địa hình khó khăn để hoàn thành mục tiêu. Chính vì vậy, đây cũng là hoạt động mất sức và bạn cần có 1 thể lực thật tốt để chinh phục những ngọn núi hùng vĩ. Để rèn sức bền bỉ, bạn nên dành khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập như đi bộ, chạy bộ. Lúc đó, cơ thể sẽ làm quen với việc vận động tránh tình trạng khi leo núi sẽ bị đau nhức, chuột rút, nhanh chóng kiệt sức.

5. Khởi động trước khi đi

Trước chuyến đi nào, bạn cũng sẽ háo hức, tuy nhiên bạn không nên hăng hái chạy hết sức mình ở những cung đường, đoạn dốc đầu tiên để rồi 5 – 10 phút sau lại gục ngã, đi không nổi. Leo núi là chặng đường dài vì vậy bạn cần đi bộ nhẹ nhàng, duy trì sức lực bền bỉ. Khi bắt đầu đi quá nhanh, nhịp tim của bạn sẽ tăng cao sẽ dễ dẫn đến việc tăng huyết áp, thở gấp, khó thở, chóng mặt, kiệt sức và không thể tiếp tục được hành trình.

Vì vậy, một cách trong những cách leo núi không mệt là hãy khởi động thật kỹ trước khi đi leo núi. Đây là bước đầu giúp cơ thể làm quen với các hoạt động mạnh, nhịp tim cũng như huyết áp tăng từ từ đến ngưỡng cơ thể yêu cầu.

6. Trang bị kỹ năng leo núi

Nhiều người leo núi “lão làng” thường hướng dẫn cách leo núi không mệt cho những người mới tham gia rằng hay trang bị đầy đủ kỹ năng leo núi. Chẳng hạn như:

  • Chọn 1 đôi giày leo núi chuyên dụng phù hợp, êm ái, độ bám cao giúp leo núi một cách dễ dàng. 
  • Khi leo lên những ngọn núi, đồi dốc, sẽ rất mất sức và dễ bị mệt lả. Những lúc như vậy, bạn hãy giữ nhịp thử điều hòa, hãy ngồi nghỉ 5 – 10 phút. Không nên nghỉ lâu hơn sẽ khiến cơ bắp bị đau nhức.
  • Khi xuống núi sẽ rất dốc, khác với lúc leo lên nên bạn phải cẩn thận, đi chậm, không nên đi quá nhanh vì dễ không làm chủ được tốc độ, mất thăng bằng và bị té. Lúc này hãy cố gắng khom người, chùn đầu gối lại và di chuyển chậm. 
  • Nếu dốc đứng, hãy xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám leo xuống.

Kỹ năng leo núi tốt sẽ giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi mà chuyến đi cũng rất thú vị và nhiều trải nghiệm cùng cây cỏ, thiên nhiên. 

7. Uống từng ngụm nước nhỏ khi khát nước

Leo núi khiến bạn đổ mồ hôi nhanh và nhanh khát hơn. Nhiều người thường có thói quen khi khát thường uống rất nhiều nước một lúc vừa đã cơn khát vừa bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này sai lầm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi cơ thể đang vận động mạnh, quá sức, nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, nhiệt độ nước lại thấp hơn nhiệt độ cơ thể nhiều. Sự chênh lệch nhiệt độ này sẽ khiến cơ thể bạn mệt hơn và nếu bổ sung một lượng lớn nước đột ngột sẽ khiến huyết áp tăng.

Vì vậy, khi dừng chân nghỉ ngơi, bạn nên chia việc uống nước thành nhiều lần, mỗi lần uống từng ngụm nhỏ và giữ nước trong khoang miệng một lúc trước khi nuốt.

8. Bổ sung đầy đủ chất điện giải

Ngoài nước, bạn nên bổ sung thêm các chất điện giải cho cơ thể như nước chanh muối revive, thuốc oresol… Khi ngồi nghỉ, bạn có thể ăn nhẹ với kẹo hay một ít bánh quy giúp tiếp thêm năng lượng.

9. Giữ nhịp thở đều trong chuyến đi

Cách leo núi không mệt là bạn cố gắng điều chỉnh nhịp thở đều. Đây là cách để di chuyển một quãng đường dài mà không gây mệt mỏi. Nếu đi trên đoạn đường bằng phẳng hãy cố gắng duy trì nhịp thở 5-5 (thở ra sau 5 bước, hít vào sau 5 bước). Còn đoạn đường dốc và tốn sức hãy giữ nhịp thở là 2-2 hoặc 1-1. Ngoài ra, khi nhận thấy nhịp thở rối loạn, hụt hơi, khó thở, bạn không nên gắng gượng mà hãy dừng lại để nghỉ ngơi để cơ thể đào thải CO2 và tiếp thêm Oxy.

10. Trang bị gậy leo núi

Gậy leo núi đồng hành cùng bạn sẽ giúp bạn leo núi mà không bị mệt. Nếu bạn không có gậy chuyên dụng có thể bẻ một cành cây ven đường. Nếu mỗi lần bước lên phiến đá, hãy ướm thử độ bám trước khi đặt chân lên. Nếu leo núi có vị trí dốc đứng, hãy men theo triền theo hình chữ Z, tay bám vào các mô đá, thân cây bên đường.

Ngoài ra, gậy leo núi sẽ giúp bạn an toàn hơn trên những con dốc cao, làm giảm tải cho đôi chân, phân bố đều lực vào cả tay lẫn chân. Gậy cũng giúp bạn bước đi vững vàng hơn khỏi bị vấp ngã.

11. Đồng hành cùng động đội

Hãy đồng hành cùng đồng đội, dữ khoảng cách phù hợp và không được tự ý di chuyển lung tung. Đồng đội không những hỗ trợ bạn trong chuyến đi mà khi có người trò chuyện sẽ giúp bạn xua đi những mệt nhọc mà thay vào đó là những tiếng cười, tiếng trò chuyện rôm rả hơn. 

Hy vọng với những hướng dẫn cách leo núi không mệt được tổng hợp từ bài viết sẽ giúp bạn có một hành trình leo núi thật thú vị, an toàn và khỏe khoắn. Hãy áp dụng những kinh nghiệm trên để có cho mình một chuyến đi thật ý nghĩa nhé!

5/5 - (1 bình chọn)