Trong quá trình mang thai, mỗi giai đoạn phát triển của bé đều giữ vai trò quan trọng. Do cân nặng của bé sẽ thay đổi liên tục theo thời gian nên mẹ bầu cần theo dõi để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý. Để biết cân nặng thai nhi 32 tuần bao nhiêu đạt chuẩn và những điều mẹ bầu cần lưu ý ở giai đoạn này, các bạn hãy tham khảo thông tin ngay dưới đây.
Cân nặng thai nhi 32 tuần bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn
Mang thai là một giai đoạn quan trọng và đầy thách thức trong cuộc đời của chị em phụ nữ, kéo dài khoảng 40 tuần. Khi thai nhi bước sang tuần thứ 32, điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu đã bước vào tháng thứ tám của thai kỳ. Giai đoạn này đặc biệt nhạy cảm và mẹ bầu cần chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau.
Một trong những điều mẹ bầu quan tâm nhất là cân nặng thai nhi 32 tuần và sự phát triển của bé. Theo chuẩn quốc tế mới nhất cập nhật, cân nặng của thai nhi ở tuần thứ 32 dao động trong khoảng từ 1600 – 1800 gram. Ngoài ra, một số chỉ số khác của thai nhi ở tuần này cũng được theo dõi, bao gồm chiều dài xương đùi (khoảng 61mm), chu vi vòng bụng (khoảng 279mm), đường kính lưỡng đỉnh của (xấp xỉ 81mm), và chiều dài xương mũi (xấp xỉ 10.1mm).
Từ tuần thứ 32 trở đi, cân nặng của thai nhi sẽ tăng khoảng từ 230 – 250 gram mỗi tuần. Tuy nhiên, chỉ số thực tế về chiều dài và cân nặng của thai nhi có thể dao động một chút so với chuẩn đoán và điều này hoàn toàn bình thường. Khi thấy sự khác biệt nhỏ khi đi khám thai, mẹ bầu không cần phải lo lắng quá mức.
>> Xem thêm:
Một số thay đổi của thai nhi khi bước qua tuần 32
Ngoài việc quan tâm đến cân nặng của thai nhi ở tuần thứ 32, các mẹ cũng nên quan tâm đến sự phát triển và thay đổi của thai nhi trong giai đoạn này. Dưới đây là những điểm cần chú ý hơn cả:
- Thay đổi về cơ quan sinh dục: Trong giai đoạn này, sự thay đổi vị trí cơ quan sinh dục của thai nhi là một điểm quan trọng. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé sẽ di chuyển từ bụng xuống bìu đúng vị trí. Điểm đáng chú ý là hormone thai kỳ sẽ khiến phần bìu của bé trai và âm hộ của bé gái sưng phù nhưng tình trạng này là tạm thời và sẽ biến mất sau vài tuần.
- Vị trí của thai nhi: Điều được nhiều mẹ quan tâm là thai nhi ở tuần thứ 32 đã quay đầu chưa. Trong khoảng thời gian từ tuần 34 đến tuần 38, bé sẽ phát triển nhanh chóng và cân nặng tăng từ 230-250 gram mỗi tuần. Đồng thời, không gian trong túi thai sẽ trở nên chật chội, làm bé cảm thấy khó chịu. Do đó, thai nhi có xu hướng cuộn tròn người lại, quay đầu xuống dưới và mông quay lên trên hướng về phía đáy tử cung.
- Thân nhiệt: Trong giai đoạn này, cơ thể của bé sẽ tăng cường sản xuất enzyme, protein và bắt đầu hình thành chất béo lâu để giữ ấm sau khi ra khỏi bụng mẹ.
- Phản xạ giật mình: Các giác quan của bé đã phát triển đáng kể ở giai đoạn này, cho phép bé nghe được âm thanh từ bên ngoài. Khi có tiếng động mạnh từ bên ngoài, trẻ sẽ có phản xạ giật mình, vung chân và tay ra khỏi cơ thể đột ngột, sau đó co lại ngay lập tức.
Việc theo dõi sự phát triển của thai nhi và tham gia các buổi khám thai đều quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang bầu.
Khám thai tuần 32 mẹ bầu cần làm những gì?
Mẹ bầu nên đến khám thai đầy đủ khi mang thai 32 tuần để kiểm tra sự phát triển toàn diện của em bé và sức khỏe của mẹ. Nếu cân nặng thai nhi 32 tuần chưa đạt chuẩn, em bé phát triển chậm, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng khắc phục hiệu quả. Ngoài ra, kiểm tra thai tuần 32 cũng giúp dự kiến ngày sinh chính xác hơn.
Trong buổi khám, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, đo cân nặng, huyết áp, chiều cao tử cung và thực hiện siêu âm. Siêu âm thai 32 tuần thường được thực hiện để đánh giá sự phát triển của thai nhi và phát hiện các dị tật bẩm sinh muộn. Đặc biệt, siêu âm 4D hoặc 5D cung cấp những hình ảnh siêu âm rõ nét hơn để đánh giá chính xác.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết, điện giải, men gan. Mẹ bầu cũng được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm các rối loạn. Đặc biệt, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ giúp kiểm tra sức khỏe của mẹ bầu tốt nhất.
Sau tuần 32, bác sĩ thường yêu cầu mẹ bầu đến khám mỗi tuần để theo dõi chặt chẽ các chỉ số như nhịp tim của thai nhi, kích thước và vị trí của bào thai, giãn tĩnh mạch chân và phù chân của mẹ. Mẹ bầu nên chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để thảo luận trực tiếp với bác sĩ khi thăm khám.
Trên đây là cân nặng thai nhi 32 tuần mà mẹ bầu có thể tham khảo. Đây là tuần thai ghi nhận nhiều sự thay đổi ở cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu cần chuẩn bị kiến thức kỹ càng để đón em bé trong tình trạng khỏe mạnh và an toàn.